Như ta là
- Home
- Như ta là
Đã bao giờ bạn từng nghĩ, vì sao trên thế giới, có nơi chìm đắm trong nghèo khó nhưng cũng có nơi giàu có vô cùng? Vì sao những nỗ lực cải thiện bản thân, thôi thúc ta gặt hái thành công, lại đi kèm với những nỗi sợ hãi, thất bại và khổ đau?
Theo triết gia Jiddu Krishnamurti, cấu trúc xã hội ngày nay được xây dựng dựa trên sự ganh tị, sự tích lũy, trong đó bao hàm sự tuân thủ, chấp nhận quyền lực, thỏa mãn tham vọng, mà về cốt lõi chính là cái “tôi”, cái bản ngã đang nỗ lực để trở thành điều gì đó. Xã hội được tạo nên từ chất liệu đó và nền văn hóa của nó – vui và khổ, đẹp và xấu, toàn bộ những nỗ lực của xã hội – quy định trí não con người.
Quyển sách tường thuật nội dung tám buổi nói chuyện có tính ngẫu hứng của Krishnamurti trước hàng trăm người, diễn ra dưới bóng râm của một rừng sồi nhỏ nơi thung lũng Ojai (California, Hoa Kỳ) vào mùa hè năm 1955. Tại đây, Krishnamurti đã dẫn dắt người nghe nhìn thẳng vào sự hỗn loạn, những thói quen và tư tưởng của một trí não bị ảnh hưởng bởi mọi sự quy định, đồng thời khám phá ra rằng đây là gốc rễ của mọi bạo lực cũng như khổ đau trên toàn thế giới.
Xuyên suốt tác phẩm, Krishnamurti nhấn mạnh con đường duy nhất để khám phá ra sự thật cốt lõi của tất cả những điều trên, đi đến sự giải thoát, là tự biết mình; thấy chính ta như “ta là” trong thực tại, chứ không phải “ta phải là” hay “ta nên là”. Ông chỉ ra rằng bằng cách tự nhìn thấy trí não của mình đang bị chi phối ra sao bởi những uy quyền, khuôn khổ, phạm vi, truyền thống, quy định…, con người mới có thể thoát ra khỏi tất cả những điều đó.



Tiểu sử tác giả
- Jiddu Krishnamurti (1895–1986) là một triết gia, nhà tư tưởng và diễn giả nổi tiếng người Ấn Độ. Ông sinh tại Madanapalle, Ấn Độ, và được Hội Thông Thiên Học phát hiện từ nhỏ, dự định trở thành lãnh tụ tinh thần toàn cầu. Tuy nhiên, năm 1929, Krishnamurti giải tán tổ chức này, từ chối mọi danh xưng và khẳng định rằng chân lý không thể bị ràng buộc bởi bất kỳ tôn giáo hay hệ thống nào.
- Ông dành cả đời diễn thuyết khắp thế giới, tập trung vào các chủ đề như tự do, tỉnh thức, sự sợ hãi, tình yêu, và mối quan hệ con người. Krishnamurti khuyến khích tự quan sát và hiểu biết sâu sắc để đạt đến sự chuyển hóa nội tâm.
- Các tác phẩm và bài giảng của ông vẫn có ảnh hưởng lớn đến triết học, tâm lý học, và giáo dục hiện đại.