Vầng Sáng từ Phương Đông
- Home
- Vầng Sáng từ Phương Đông
Vầng Sáng Từ Phương Đông được trình bày song ngữ Anh-Việt – như một cầu nối giữa tri thức khoa học phương Tây và trí tuệ trực giác phương Đông, điều mà tôi vẫn luôn cho là một trong những thành tựu đáng kể nhất của nhân loại vào đầu thiên niên kỷ này. Trong nguyên tác, đây là những ghi nhận từ một cuộc phỏng vấn mà đức Đạt-lai Lạt-ma đã dành cho học giả Mike Austin.
Mặc dù nội dung tập sách có phần hơi nặng về lý luận, có lẽ vì người chủ động đặt vấn đề là một học giả phương Tây, nhưng những ai quan tâm đến sự rèn luyện tinh thần và một đời sống tâm linh vẫn có thể tìm thấy trong tập sách này rất nhiều chỉ dẫn vô cùng hữu ích. Mặt khác, cách trình bày đối chiếu song ngữ Anh-Việt rất có lợi cho những ai đang muốn làm quen với cách diễn đạt những khái niệm Phật giáo bằng Anh ngữ.



Tiểu sử tác giả
- Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tên khai sinh là Lhamo Thondup, sinh ngày 6/7/1935 tại một ngôi làng nhỏ ở miền đông bắc Tây Tạng. Ngài được công nhận là hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 khi mới 2 tuổi. Năm 1950, ở tuổi 15, ngài chính thức đảm nhận vai trò lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng.
- Sau cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Tây Tạng, ngài lưu vong đến Ấn Độ năm 1959 và từ đó lãnh đạo phong trào hòa bình, kêu gọi tự trị cho Tây Tạng. Ngài nổi tiếng với thông điệp từ bi, hòa bình và chánh niệm, đồng thời tích cực thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo và khoa học.
- Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nhận giải Nobel Hòa bình năm 1989 vì những nỗ lực phi bạo lực trong việc giải quyết vấn đề Tây Tạng. Ngài là tác giả của nhiều tác phẩm về Phật giáo, đạo đức và cuộc sống, được yêu mến và kính trọng trên toàn thế giới.