Dấu Chân Trên Cát
- Home
- Dấu Chân Trên Cát
– Người Học Phật có thể hiểu sai và tu sai Tứ Diệu Đế
– Kinh Hoa Nghiêm và Quán Thế Âm lắng nghe tâm mà tu tập
– Vẻ đẹp Phật Pháp
– Trí Tuệ của Đạo Phật
– Hành Trình của đời người Hành Trình của Nghiệp
– Chia sẻ Thiền Tập
– Nhạn không lưu bóng Nước chẳng giữ hình
– Những hiểu lầm về Đạo Phật
***
Trong 5 năm đi thuyết giáng ở Mỹ và Úc, do phật tử thỉnh mời, tôi có khá nhiều pháp thoại với nhiều đề tài khác nhau.
Đôi nơi tôi không phân biệt tông hệ. Đôi nơi tôi nói đến sự giới hạn của một số pháp môn tu tập. Đôi nơi tôi đã thẳng thắn nói ra một so sai lầm trong sự học hiểu giáo pháp, trong nhận thức và cả trong phương pháp tu tập. Vài chỗ, không những góp ý, mà còn chỉ ra đâu chánh, đâu tà, đâu chân, đâu ngụy để mọi người cùng suy xét, truy cứu. Tôi cũng đã từng phân định rạch ròi đâu là hành trạng như thật của đức Phật lịch sử, đâu là sự thị hiện của đức Phật tôn giáo, tín ngưỡng thời hậu tác. Vân vân và vân vân.
Sau khi sưu tập một số pháp thoại được coi là thuộc phần tinh yếu (do nữ cư sĩ Ngọc Liên ớ Pháp, bài đầu tiên; và cư sĩ Đạo Pháp Nguyên Trường Thành ớ Quảng Trị ghi chép, 7 bài còn lại – tôi nhận thấv mình có những khuyết điểm sau đây cần phải “phân bua“:
– Một số điểm giáo pháp, vài chuyện kể do nội dung yêu cầu nên thường hay lặp đi lặp lại, mà chính tôi nghe cũng nhàm tai.
– Có một số đoạn văn trùng nhau ở pháp thoại này và pháp thoại khác.
– Do đi theo với mạch luận chứng, chạy theo khí pháp nên đôi nơi nói thẳng quá, có thể mếch lòng nhiều người.
– Có những nơị do phải phân tích thêm cho rõ ràng hoặc bổ khuyết một số ý tưởng, tư tưởng nào đó thì hầu như tôi phải viết lại. Có những ghi chú hoặc giải thích rộng tôi phải dựa vào tư liệu, vì khi nói, trí nhớ không rạch ròi chi tiết được.
– Và điều quan trọng, khách quan và trung thực mà tôi cần phái thú nhận là: Nói nhiều thì lỗi nhiều, viết nhiều thì sai nhiều!
Vậy xin chư vị thiện trí thức bỏ lỗi cho.
Xong tập sách này, tôi bỏ viết, bỏ Nghiên cứu, bỏ giảng nói để đi vào cuộc tĩnh cư nhiều năm cho riêng mình. Vậy xin sám hối với pháp, sám hối với tất cả những lỗi lầm, sai trật trong suốt hơn 40 năm làm việc, như viết sách, Nghiên cứu, giảng nói hoặc qua mọi loại hình nghệ thuật như hội hoạ, thơ, văn, thư pháp… tuỳ nghi phương tiện.
Thật ra, cuối cùng, tất cả những hành giả tu Phật đều muốn nhẹ hẫng, rỗng rang trên lối về giải thoát nên chủ để cho tập sách này tôi lấy tên là: Dấu Chân Trên Cát, là vì vậy!



Tiểu sử tác giả
- Hòa thượng Giới Đức, bút danh Minh Đức Triều Tâm Ảnh, sinh năm 1944 tại Huế, là một thiền sư, nhà thơ và nhà văn nổi tiếng trong Phật giáo nguyên thủy (Theravāda). Ngài xuất gia năm 1964, thọ giới Tỳ-kheo tại chùa Tăng Quang (Huế), và dành cả đời để tu học, sáng tác và giảng dạy Phật pháp.
- Ngài là tác giả của nhiều tác phẩm văn học và nghiên cứu Phật học, nổi bật với phong cách thơ trữ tình, sâu sắc, mang đậm triết lý Phật giáo. Các tác phẩm của ngài góp phần lan tỏa giá trị tinh thần và đạo đức Phật giáo trong đời sống.