Tác giả

Thích Nhất Hạnh

Thời gian sáng tác

Năm 1987

Chủ đề

Triết học, Phật giáo

“Đường xưa mây trắng” của tác giả Thích Nhất Hạnh là cuốn sách kể chuyện đời đức Phật Thích Ca Mâu Ni qua con mắt của chú bé chăn trâu Svasti. Tác phẩm tỏ bày lòng ngưỡng mộ chân thành trước lối sống gương mẫu, đạo đức cao cả, thu hút bạn đọc bởi nhân cách vĩ đại của Buddha qua cái nhìn và ngòi bút của cố Thiền sư Thích Nhất Hạnh.

Tác phẩm được chia làm 81 chương, trong mỗi chương là những cảnh xưa, người xưa được hiện diện lên sống động. Giáo lý nhà Phật được nói dễ hiểu, gọn gàng. Những tập tục của người xuất gia xưa, hay cách quán thiền cũng được tác giả lồng ghép vào khéo léo.

Câu chuyện diễn ra tự nhiên, không có một gượng ép nào. Tác giả cho thấy sức tưởng tượng thiên tài của mình, người đọc có thể tưởng rằng, tác giả phải là người sống bên cạnh Đức Phật mới có thể viết tỉ mỉ, lý thú như vậy, nếu như không đọc tên người viết.

Tâm sự về cuốn sách này, Thiền sư Thích Nhất Hạnh từng viết: “Tôi còn nhớ là tôi đã viết Đường Xưa Mây Trắng ở trong cái quán của Xóm Thượng. Hồi đó chưa có lò sưởi trung ương, trong phòng chỉ có một cái lò sưởi đốt củi thôi và trời rất lạnh. Tay phải tôi viết còn tay trái thì đưa ra hơ trên lò sưởi. Tôi đã viết những chương của Đường Xưa Mây Trắng với rất nhiều hạnh phúc.

Tiểu sử tác giả

  • Thiền sư Thích Nhất Hạnh (1926–2022) là một nhà lãnh đạo Phật giáo, thiền sư, nhà thơ và nhà hoạt động hòa bình nổi tiếng người Việt Nam. Ngài xuất gia năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu (Huế) và sớm nổi bật với tư tưởng kết hợp Phật giáo với các vấn đề xã hội.
  • Trong Chiến tranh Việt Nam, Thích Nhất Hạnh tích cực vận động hòa bình, thành lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội và Dòng tu Tiếp Hiện. Ngài sống lưu vong từ năm 1966, giảng dạy Phật pháp và thiền chánh niệm trên toàn thế giới. 
  • Ngài sáng lập Làng Mai ở Pháp, một trung tâm tu học nổi tiếng toàn cầu. Với hơn 100 cuốn sách về thiền, chánh niệm và hòa bình, Thích Nhất Hạnh đã truyền cảm hứng cho hàng triệu người thực hành chánh niệm và xây dựng hòa bình.
Sách cùng chủ đề

Phật giáo nguyên thuỷ

.
.
.
.