Tác giả

Lục Tổ Huệ Năng

Thời gian sáng tác

Năm 2023

Chủ đề

Phật giáo, Triết học

Lời vàng Tổ Huệ Năng (Bìa Cứng) – Đại sư Lục tổ Huệ Năng

Nói đến Thiền tông thì hai vị Tổ có ảnh hưởng tối quan trọng là Tổ Bồ Đề Đạt Ma và Lục Tổ Huệ Năng. Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã đem hạt giống Thiền tông từ Ấn Độ qua gieo trồng tại Trung Hoa vào khoảng năm 520. Tổ là vị tổ thứ 28 tại Ấn Độ nhưng từ khi Tổ qua Trung Hoa và thực sự đặt nền móng cho Thiền tông tại Trung Hoa thì được coi là Sơ Tổ Thiền tông tại Trung Hoa. Sau chín năm ở Trung Hoa Tổ truyền y bát cho tổ Huệ Khả (487-593) tức vị tổ Thiền tông thứ hai. Kế đến là các Tổ: Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn và Huệ Năng. Như vậy tổ Huệ Năng (638-713) (Nhật: Eno, Tr. Hoa: Hui Neng) là vị tổ thứ sáu ở Trung Hoa. Tổ Huệ Năng giữ một địa vị rất quan trọng của Thiền tông vì tuy nền móng của Thiền tông do tổ Bồ Đề Đạt Ma đặt ra nhưng sau gần 200 năm, đến thời tổ Huệ Năng mới thực sự phát triển mạnh với một đường lối rõ rệt và vững chắc.

Cuộc đời và việc truyền pháp của Tổ được ghi rõ trong kinh “Pháp Bảo Đàn” và bộ sách gồm các lời giải nghĩa của Lục Tổ về kinh Kim Cang.

Để góp phần phổ biến hơn nữa những lời vàng trân quý của Lục Tổ, đặc biệt đối với kinh KIM CANG mà từ đố Tổ liễu ngộ, và cũng để giúp cho việc tham cứu học tu được thuận tiện dễ tập trung, trong đợt ấn hành sách về Lục Tổ lần này, chúng tôi sẽ cùng lúc dịch trọn kinh PHÁP BẢO ĐÀN và kinh KIM CANG, cùng TÀO KHÊ ĐẠI SƯ BIỆT TRUYỆN.

Đặc biệt đối với kinh KIM CANG, ngoài phần giải nghĩa trọn vẹn của Lục Tổ, không sợ rườm rà vẽ rắn thêm chân, chúng tôi mạnh dạn giới thiệu thêm toàn bộ lời chú thuật đặc sắc về kinh KIM CANG của thiền sư Dã Phụ Đào Xuyên đời Nam Tống, biệt hiệu là Xuyên Lão, đã cảm tác đề chú sau khi đọc lời giảng kinh KIM CANG của Lục Tổ.

Tiểu sử tác giả

Huệ Năng (638-713), hay Lục Tổ Huệ Năng, là một vị Thiền sư vĩ đại trong lịch sử Thiền Tông Trung Hoa. Sư kế tiếp Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, trở thành vị Tổ thứ 6 của Thiền Tông Trung Quốc.

Trước Huệ Năng, Thiền còn mang nặng ảnh hưởng Ấn Độ, nhưng đến đời Sư, Thiền bắt đầu có những đặc điểm riêng của Trung Quốc. Vì vậy mà có người cho rằng sư mới thật sự là người Tổ khai sáng dòng Thiền tại đây. Huệ Năng không chính thức truyền y bát cho ai, nên sau đó không còn ai chính thức là truyền nhân. Tuy nhiên sư có nhiều học trò xuất sắc. Môn đệ chính là Thanh Nguyên Hành Tư và Nam Nhạc Hoài Nhượng là hai vị Thiền sư dẫn đầu hầu như toàn bộ các dòng Thiền về sau.

Sư được coi là người sáng lập Thiền Đốn Ngộ (Thiền Nam Tông)- với chủ trương đạt giác ngộ trực tiếp, nhanh chóng. Sư là tác giả của tác phẩm chữ Hán duy nhất được gọi là “Kinh”, một danh từ thường chỉ được dùng chỉ những lời nói, bài dạy của chính Phật Thích-ca, đó là Lục tổ đại sư pháp bảo đàn kinh, một tác phẩm với ý nghĩa rất sâu xa về thiền. Cũng nhờ Pháp bảo đàn kinh mà người ta biết được ít nhiều về Huệ Năng.

Sách cùng chủ đề

Phật giáo nguyên thuỷ

.
.
.
.