Sống hạnh phúc Chết bình an
- Home
- Sống hạnh phúc Chết bình an
So với dòng thời gian miên viễn, vô chung vô thủy, đời người thật quá ngắn ngủi và nhân gian chỉ là cõi tạm. Dẫu biết thế, con người vẫn phải sống. Và cuộc sống của chúng ta lúc nào cũng bếp bênh, đang trôi theo dòng chảy của biến dịch, vô thường ngay cả lúc chúng ta xem mình như đang thành công, đạt ước nguyện… như thế làm sao không khỏi lo âu, phiền não, bệnh tật… và cái chết đang đợi ở cuối đường.
Để có thể nhìn thẳng vào sự sống và cái chết trong một tâm thái an nhiên tự tại, chúng ta hãy theo lời khuyên dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong “SỐNG HẠNH PHÚC CHẾT BÌNH AN”. Nghĩa là chúng ta phải kiên trì tu tập tâm linh, trau dồi và nuôi dưỡng lòng bị mẫn, tuệ giác, tích cực trong suy nghĩ đến hành động để chuyển đổi cái tâm. Và khi đã đạt được cái tâm tĩnh giác, thì trong bất cứ tình huống nào của cuộc sống vô thường này, chúng ta vẫn sống an vui và giữ được sự bình thản, không sợ hãi ngay cả vào thời điểm sắp lìa khỏi thế gian



Tiểu sử tác giả
- Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, tên khai sinh là Lhamo Thondup, sinh ngày 6/7/1935 tại một ngôi làng nhỏ ở miền đông bắc Tây Tạng. Ngài được công nhận là hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 khi mới 2 tuổi. Năm 1950, ở tuổi 15, ngài chính thức đảm nhận vai trò lãnh đạo chính trị và tinh thần của Tây Tạng.
- Sau cuộc xâm lược của Trung Quốc vào Tây Tạng, ngài lưu vong đến Ấn Độ năm 1959 và từ đó lãnh đạo phong trào hòa bình, kêu gọi tự trị cho Tây Tạng. Ngài nổi tiếng với thông điệp từ bi, hòa bình và chánh niệm, đồng thời tích cực thúc đẩy đối thoại giữa các tôn giáo và khoa học.
- Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 nhận giải Nobel Hòa bình năm 1989 vì những nỗ lực phi bạo lực trong việc giải quyết vấn đề Tây Tạng. Ngài là tác giả của nhiều tác phẩm về Phật giáo, đạo đức và cuộc sống, được yêu mến và kính trọng trên toàn thế giới.