PHẬT giáo nguyên thủy

CÁC SỰ KIỆN PHẬT GIÁO NỔI TIẾNG

1. Đức Phật Đản sanh: Vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Maya hạ sinh thái tử tại vườn Lâm Tỳ Ni – Nepal khi chạm tay vào một nhành vô ưu ( Sa La ) khi trên đường về thăm quê nhà. Vua Tịnh Phạn đã đặt tên cho thái tử là Siddhartha Gautama ( Tất Đạt Đa ). – hình ảnh Đền thờ hoàng hậu Maya

2. Đức Phật xuất gia:  Năm 29 tuổi, Thái Tử Tất Đạt Đa xuất gia đi tu, bỏ lại cha mẹ, vợ, con và hoàng cung tại cửa thành phía Đông thành Kapilavathu nay cổng thành còn được gọi là Sự Từ Bỏ Vĩ Đại ( hình ảnh cổng thành phía đông kapilavathu )

3. Hai vị thầy đầu tiên:  Sau khi xuất gia, Ngài gặp người thầy đầu tiên của mình tên là AKalarma . Tại đây Ngài đã học phương pháp Thiền Định . Chỉ trong vòng 2 tháng, Ngài đã đạt tới cảnh giác bằng 70 năm của người thầy. Đức Phật xin thầy cho phép rời đi để tiếp tục tìm thầy học cho đến khi đạt được giác ngộ.

Người thầy thứ hai của Đức Phật tên là Ramaputa , Đức Phật cũng đã học tại đây được vài tháng thì đạt được cảnh giới của người thầy này. Nhưng Đức Phật vẫn chưa tìm ra được sự giác ngộ cho nên xin thầy rời đi để tiếp tục con đường của mình. Ngài đã gặp vua Tần Bà Sa La tại đây và nhận lời thỉnh cầu của vua sau khi giác ngộ sẽ trở về giáo hoá cho vua.

4. Đức Phật tu khổ hạnh:  Ngài gặp 5 người bạn đồng tu ( Kiều Trần Như, Bạt Đề, Ma Nam, Thực Lực, Át Bệ và thực hành tu khổ hạnh 6 năm tại làng Ưu Lâu Tần Loa

5. Bát cháo sữa cứu mạng Tất Đạt Đa:  Trong một lần ra khỏi hang động để uống nước, quá đói và kiệt sức vì tu khổ hạnh. Ngài đã ngã bên dòng sông Ni Liên Thiền, lúc đó một cô thôn nữ tên là Sujata đã đi ngang và đỡ ngài dậy, đúc bát cháo sữa cho vị sa môn uống. Sau khi Đức Phật uống bát cháo sữa, Ngài đã ngồi tĩnh tâm lại, và nghĩ rằng: “ phương pháp tu hành này ko đúng, chỉ làm cho thân xác héo mòn, không còn sức lực. Sợ rằng chưa giác được đạo thì đã đã không còn sống nữa”. Từ đó Ngài đã thay đổi định hướng.

Năm người bạn đồng tu sau khi thấy ngài ăn uống trở lại, nghĩ rằng Ngài đã thoái chí. nên đã bỏ Đức Phật ra đi.

6. Đức Phật thành đạo:  sau 49 ngày đêm thiền định tại Cội Bồ Đề. Sa môn Tất Đạt Đa đã đạt quả vị Chẳng Đẳng Chánh Giác , Giác Ngộ Toàn Phần. ( Hiện nay Nơi Đức Phật ngồi thiền định là một toà kim cang được bảo quản nghiêm ngặt dưới gốc cây bồ đề ). Theo kinh sử, Ngài đã ở lại đây 7 tuần trước khi bắt đầu hành trình hoằng hóa 45 năm.

7. Đức Phật chuyển pháp luân:  Sau khi giác ngộ, ngài bắt đầu hành trình hoằng hoá của mình cho chúng sanh. Thầy liền nghĩ đến 2 người thầy của mình đầu tiên, nhưng sau khi biết được thông tin hai vị này đã viên tịch. nên ngài đến Vườn Lộc Uyển ( Sarnath ) để tìm 5 người bạn đồng tu hóa độ. Tại đây Ngài đã thuyết giảng bài Kinh đầu tiên của Phật giáo – Tứ Diệu Đế ( 4 sự thật không thể tránh khỏi ) và cả 5 vị đều đắc quả A La Hán, trở thành những người đệ tử đầu tiên của Đức Phật.

8. Bữa ăn cuối cùng:  Theo Kinh Trung Bộ, trên đường đi về hướng Câu Thi Na (Kushinagar), Đức Phật và Tăng đoàn của Ngài dừng nghỉ tại khu vườn xoài của nhà ông Thuần Đà ở làng Pava. Thuần Đà hay tin liền đến ngay chỗ Thế Tôn đảnh lễ và nghe Ngài thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, Thuần Đà phát tâm cúng dường bậc Đạo Sư và Tăng đoàn bữa ăn trưa ngày hôm sau tại nhà. Đức Thế Tôn im lặng nhận lời.Sáng sớm hôm sau Thuần Đà sửa soạn các món ăn để dâng cúng vào thời ngọ trai.Trong bữa ngọ trai hôm đó, sau khi an vị chỗ ngồi, đức Thế Tôn nói với Thuần Đàhãy mang món mộc nhĩ đã soạn sẵn cho ta, còn những món ăn khác hãy dọn cho chúng Tỳ kheo. Chờ cho Thuần Đà dọn xong các món ăn, đức Thế Tôn bảo Thuần Đà đem chôn món ăn mộc nhĩ ( một loại nấm ) còn lại, vì Ngài biết rằng không một ai có thể tiêu hóa được khi ăn món mộc nhĩ này. Sau bữa ăn đó, bữa ăn cuối cùng, đức Thế Tôn bị nhiễm bệnh trầm trọng và Ngài quyết định lên đường đi tiếp đến Câu Thi Na, cách đó khoảng 15 cây số .

9. Đức Phật nhập niết bàn:  Sau 45 năm hoằng hóa chúng sanh, bấy giờ thân cũng đã già yếu, Đức Phật quyết định nhập đại niết bàn tại thành Câu Thi Na (Kushinagar ) – nhằm ngày Rằm tháng hai âm lịch năm 544 TCN. Năm ấy ngài tròn 80 tuổi

10. Sự phân chia xá lợi của Đức Phật:  Theo Phật giáo Đại Thừa, Đức Phật sau khi nhập niết bàn, thi thể được hoả tang. Sau đó xá lợi được chia làm 8 phần thờ ở 8 nước như sau:

  • Câu-Thi-Na ( Kushinagar )
  • Pa-Bà
  • Giá-La
  • La-Ma-Già
  • Ca-Tỳ-La-Vệ (Kapilavathu)
  • Tỳ-Lưu-Đề
  • Tỳ-Xá-Ly ( Vaishali )
  • Ma-Kiệt-Đà. (Magadha)
1. Đức Phật Đản sanh: Vào ngày mùng 8 tháng 4 năm 624 TCN, hoàng hậu Maya hạ sinh thái tử tại vườn Lâm Tỳ Ni – Nepal khi chạm tay vào một nhành vô ưu ( Sa La ) khi trên đường về thăm quê nhà. Vua Tịnh Phạn đã đặt tên cho thái tử là Siddhartha Gautama ( Tất Đạt Đa ). – hình ảnh Đền thờ hoàng hậu Maya

Vị Bà La Môn tên là Dona phụ trách chia xá lợi cho 8 nước được giữ bình dùng đong chia Xá lợi. Việc chia Xá lợi vừa kết thúc thì sứ giả của người Moriyā cũng vừa tới nơi đưa ra thỉnh nguyện của mình. Nhưng khi ấy, Xá lợi đã chia hết chỉ còn lại tro than trà tỳ mà thôi. Do đó, sứ giả Moriyā ở Pipphalivana nhận lấy phần tro than ấy. Thế là, ai nấy đều hoan hỷ thỉnh Xá lợi về xứ mình xây tháp cúng dường. Vua Ajātasattu cho xây tháp tại thành Vương Xá. Người Licchavi xây tháp tại Vesāli. Người Sakya xây tháp tại Kapilavatthu. Người Buli xây tháp tại Allakappa. Người Koli xây tháp tại Rāmagāma. Bà la môn Vethadīpaka xây tháp tại Vethadīpa. Người Mallā ở Pāvā xây tháp tại Pāvā. Người Mallā ở Kusinārā xây tháp tại Kusinārā. Bà la môn Dona xây tháp tại khu vườn nhà mình. Người Moriyā xây tháp tại Pipphalivana.

Như vậy, có 8 tháp Xá lợi, tháp thứ 9 là bình đong Xá lợi và tháp thứ 10 là tro than lễ trà tỳ

VUA A XÀ THẾ giết cha cướp ngôi

Nghe lời cố vấn của Đề Bà Đạt Đa – một tỳ kheo phản bội Tăng Đoàn, Vua A Xà thế đã khởi binh soán ngôi, bắt giam vua cha Tần Bà Sa La. Nhưng vua Tần Bà Sa La đã biết trước chuyện đó, nên đã tự mình vào ngục nhường ngôi vị cho
người con trai phản nghịch.

Cái tên A Xà Thế còn được dịch nghĩa là “Vương Tử Oan thù chưa sinh”. Lí do khi hoàng hậu mang thai vua A Xà Thế, bà không thèm gì hết, chỉ thèm máu của vua Tần Bà Sa La thôi. Mỗi lần hoàng hậu thèm như vậy, thì vua A Xà Thế phải đem cánh tay của mình cho hoàng hậu cắn để máu chảy ra và bà uống máu đó thì mới thỏa mãn hết cơn thèm. Cho nên khi sanh ra đặt tên là A Xà Thế.

Đức Phật nói đến tiền kiếp, nhân quả của Vua Tần Bà Xa La. Có một đạo sĩ trên núi, vị này khi tu hết kiếp này sẽ là con của vua Tần Bà Sa La. Lúc đó Vua gấp rút có con, nên lên núi bắt ép ông đạo sĩ chết sớm để tái sanh làm con của mình. Ông đạo sĩ mới nói là “ tui chưa tới số, sao chết được”. Chính vì cái ép đó ông ôm hận trong lòng, và khi tái sinh thì rất thèm máu của vua Tần Bà Sa La. Khi giam vua cha ở trong ngục tù, A Xà Thế cũng ko cho vua cha ăn, mà lấy cái bào bằng sắt, bào da của vua cha ra, rồi lấy muối sát lên để ông chịu đau đớn tột đỉnh. Hoàng hậu thấy tội quá, nên mỗi lần thăm vua đều giấu cái bánh mật ở trong cái tay áo của mình, khi gặp vua thì cho vua ăn đỡ những bánh này. Ông Vua A Xà Thế mới thắc mắc là sao mình ko cho ăn uống, tra tấn cực hình mà vua cha vẫn ko chết thì mới cho người theo dõi. Lúc đó mới phát hiện ra hoàng hậu, ông đã hạ ngục luôn Hoàng Hậu Vi Đề Hi.

ĐỀ BÀ ĐẠT ĐA LĂN ĐÁ HÃM HẠI ĐỨC PHẬT

Người anh em chú bác của Đức Phật vì lòng ganh tỵ nên đã bẫy đá nhằm hại Đức Phật. Nhưng do oai đức của một bậc Đại Giac, chỉ một mảnh đá mỏng làm chảy máu chân của Ngài. Sự kiện này xảy ra khi Đức Phật gần 80 tuổi tại Thành Vương Xá đất nước Ma Kiệt Đà. Lúc Bấy giờ Đề Bà Đạt Đa, thường cùng với vua A Xà Thế âm mưu tìm cách hại Đức Phật. Có lần Đề Bà Đạt đa thả một con voi hung hãn nhằm ám sát Đức Phật, nhưng do lòng từ bi vô hạn của Ngài đã cảm hóa được con voi đó. Cũng tại đây, Đề Bà Đạt đa đã gây chia rẻ Tăng Đoàn, kêu gọi 500 vị Tỳ Kheo nhẹ dạ theo đường lối cực đoan của ông. Nhưng sau đó Đức Phật đã phái tôn giả Xá Lợi Phất thuyết phục các vị Tỳ
Kheo trở về. Sự Kiện sau cùng này được ghi lại trong Trung Bộ Kinh.

MỤC KIỀN LIÊN BỊ NGOẠI ĐẠO ĐÁNH CHẾT

Khi mà Ngài Mục Kiền Liên được Ngoại đạo đến hỏi, thì Ngài rất là thẳng tính, còn Ngài Xá Lợi Phất thì trả lời nhẹ nhàng hơn. Ví dụ Ngoại đạo hỏi là : “ Tôi theo ngoại đạo thì tôi chết , tôi đi về đâu” Ngài Xá Lợi Phất trả lời nhẹ nhàng là “ Mấy ông tin ở đâu thì khi mất tùy
nghiệp mà thọ sinh “ Ngài Mục Kiền Liên thì trả lời thẳng thắn lắm : “ Mấy ông theo con đường sai thì đọa lạc” Lúc đó họ tức giận quá và họ đè ngài Mục Kiền Liên ra họ đánh chính là tại bên ngoài khu vườn Trúc Lâm Tinh Xá – Thành Vương Xá này. Lúc đó các vị sư em, sư đệ ẩm ngài Mục Kiền Liên và nói rằng “ Sao ngài có thần thông mà Ngài không chạy, Ngài ko vận dụng thần thông mà bay lên” thì Ngài Mục Kiền Liên mới nói lại 1 câu là “ Khi nghiệp đến rồi, một chữ Thần còn không nhớ làm gì nhớ đến chữ Thông”. Câu chuyện này như là một thông điệp cho các Phật tử hiểu rằng: khi mà mình gieo cái nhân lành – quả lành nó đến mình thoát cũng không được. Mà mình gieo cái nhân xấu- nghiệp xấu nó đến chạy cũng không xong.

KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN 1:

500 vị A La Hán tham dự

Sau 3 tháng Phật nhập diệt do ngài Ca Diếp chủ trì ( ôn lại kinh tạng ) – ví li do có một tỳ kheo trong tăng đoàn đã lên ý kiến nới lỏng giới luật. Kỳ kết tập kinh điển này còn được gọi là Ngũ Bách Kiết Tập

KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN 2:

700 vị tham dự

Sau khi Đức Phật nhập diệt 100 năm, các vị Đại đệ tử đã qua đời chỉ con Ngài Da Xá ( 165 tuổi ): – nguyên nhân sâu xa vì lí do các vị tỳ kheo tại Vaishali nhận cúng dường bằng tiền . Do đó cuộc Kết Tập kinh điển lần 2 được mở ra nhằm mục đích ôn lại giới luật. Cũng tại kỳ
Kết Tập lần này, Tăng đoàn chia thành 2 bộ phái : Trưỡng lão bộ ( Phật giáo nguyên thủy ) – Đại chúng bộ ( Phật giáo Nhập thế )

KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN 3:

Kéo dài 9 tháng : 1000 vị tham dự
sau khi Đức Phật nhập diệt 236 năm, có sự tham dự của vua A Dục, do ngài Mục Kiền Liên Đế Tu làm thượng thư: nguyên là do có nhiều ngoại đạo trà trộn . Bắt đầu cho chép kinh,luật,tạng và phổ biến khắp Ấn độ, Tích Lan. Từ đó Kinh Tạng ra đời.

KẾT TẬP KINH ĐIỂN LẦN 4 :

500 vị Thánh Tăng thông thạo Kinh Luật

Sau khi Đức Phật nhập diệt 500 năm , thượng thủ là Ngài Thế Hữu, có sự tham dự của vua Kanishka . Nguyên là do thống nhất lại giáo lý Phật Giáo. Kinh Tạng Luật Tạng, Luận Tạng ( TAM TẠNG ) ra đời. Mất phải 12 năm mới hoàn thành vì đều khắc vào bảng bằng đồng. Sau khi hoàn thành, vua ra lệnh xây cất một bảo tháp lớn để tàng trữ , cắt cử người hộ vệ, để ngăn ngừa học thuyết ngoại đạo trà trộn. Nếu ai muốn học hỏi và nghiên cứu, chỉ được xem ở trong tháp, cấm ko đc đem ra ngoài.

SỰ SUY TÀN CỦA PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ

Vào nửa cuối thế kỉ thứ 8, vua Al-Mahdi (775-785) của triều đại Hồi giáo Abbasad đã đem quân tấn công Ấn Độ. Họ đã phá hủy, cướp bóc các tài liệu, công trình, kiến trúc Phật giáo—trong đó quan trọng là trung tâm Phật học Valabhi (Valabhī). Mặc dù sau đó họ không tiếp tục bức hại Phật giáo, nhưng dầu sao đây cũng là bước đầu trong việc hủy hoại Phật giáo tại Ấn Độ, Afghanistan và Trung Đông. Đến năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Ghuri đã tiến hành nhiều cuộc chinh phạt Ấn Độ. Hầu hết các công trình Phật giáo đã bị tiêu hủy. Vào năm 1197, trung tâm Phật giáo Nālandā bị hủy diệt hoàn toàn, kể cả các tăng sĩ. Vikramaśīla cũng bị chiếm năm 1203, chấm dứt
hoàn toàn một thời đại lịch sử của Phật giáo tại Ấn Độ. Phật giáo tại Ấn Độ chìm vào quên lãng hơn 600 năm.

SỰ PHỤC HƯNG PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ

Vào năm 1821, Alexander Cunningham, vị chủ tịch đầu tiên của Hội Khảo cổ học Ấn Ðộ, cũng đã phát hiện được rất nhiều bia ký và cổ vật của Phật giáo. Ông là người đã tìm thấy xá-lợi của hai vị đại đệ tử của Đức Phật là Sariputta và Moggallana trong một ngôi tháp ở Sanchi. Những xá-lợi này được mang về Luân Đôn và về sau được trả lại cho Ấn Ðộ.

Khi đọc được bản dịch Đại Đường Tây Vực ký bằng tiếng Anh của học giả Samel Beal, tường thuật về cuộc du hành của ngài Huyền Trang, một nhà hành hương và chiêm bái nổi danh của Trung Hoa đến Ấn Ðộ từ năm 629 đến năm 644 sau Tây lịch, Alexander Cunningham đã dựa vào những miêu tả của Huyền Trang, đi ngược từ Ấn Độ sang Trung Hoa để tìm lại những dấu tích lịch sử của Phật giáo. Ông đã thành công khi khám phá được rất nhiều thánh địa Phật giáo rải rác khắp đất Ấn.

Alexander Cunningham làm công việc chính bởi trách nhiệm và niềm đam mê khoa học của mình, nhưng điều đó vô tình đã góp phần lớn lao cho công cuộc chấn hưng Phật giáo khi những phát hiện của ông đã giúp thế giới biết đến lịch sử tồn tại của Phật giáo tại Ấn Độ. Vào năm 1898, nhà khảo cổ học người Anh William Claxton Peppe đã phát hiện xá-lợi Phật ở Ca-tỳ-la-vệ. Hiện xá-lợi này đang được tôn trí tại
Viện bảo tàng New Delhi, Ấn độ.

Những đóng góp của các nhà nghiên cứu phần lớn thuộc giới trí thức Tây phương được nói ở trên đã giúp nhiều cho việc chấn hưng Phật giáo tại Ấn Độ. Chính nhờ việc phát hiện các thánh tích Phật giáo, tìm thấy được xá-lợi của Đức Phật và các vị đệ tử Phật…, đã giúp xác quyết Đức Phật là một nhân vật lịch sử chứ không phải huyền thoại như trước đó có người đã nghĩ. Những phát hiện này đã đưa nhiều
người trên thế giới tìm đến nghiên cứu Phật giáo, và là một trong những yếu tố tạo tiền đề cho việc phục hưng Phật giáo ở Ấn Độ.

Anagārika Dharmapāla, người góp công lớn trong việc phục hưng Phật giáo

Anagārika Dharmapāla, thế danh là Don David Hewavitharne, sinh ngày 17 tháng 9 năm 1864 trong một gia đình có truyền thống theo đạo Phật lâu đời ở thủ đô Colombo, Sri Lanka. Mẹ ông là con gái của một thương gia giàu có ở xứ này. Từ còn nhỏ, Dharmapāla cho thấy mình là một Phật tử thuần thành

Năm 1891, Dharmapāla đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ. Ông rất đau lòng khi chứng kiến tình cảnh hoang tàn của thánh địa này. Sau khi dựng lại cây bồ-đề mà nó bị nghiêng đổ, ông đến đảnh lễ phiến đá nơi Đức Phật thành đạo. Khi trán vừa chạm đất, ông cảm nhận trong người dường như có luồng sức mạnh truyền vào mãnh liệt. Ngay lúc đó Dharmapāla phát nguyện sẽ quyết tâm phục hưng Phật giáo Ấn Độ.

Dựa vào hội Phật giáo được thành lập, Dharmapāla yêu cầu Chính phủ Anh trả lại xá-lợi Phật về cho Ấn Độ. Ông xây dựng chùa trên các vùng thánh địa Phật giáo, đưa bốn vị Tỳ-kheo từ Sri Lanka qua ở ngôi chùa của Sri Lanka được xây dựng nơi Bồ Đề Đạo Tràng để sinh hoạt, xây dựng lại hình ảnh Tăng đoàn trên đất Ấn.

Gần 40 năm trong hình thức cư sĩ, Dharmapāla dành hết tâm huyết vào việc phụng sự đạo pháp, đào tạo nhân tài, xây dựng cơ sở sinh hoạt Phật giáo, trùng tu các thánh tích Phật giáo tại Ấn Độ, thành lập những chi hội truyền bá giáo pháp, v.v… Mãi đến ngày 13-7-1930, khi đã bước sang tuổi 66, Dharmapāla mới chính thức xin xuất gia thọ Đại giới.

Ngày 28-04-1933, Dharmapāla trút hơi thở cuối cùng. Trước khi mất, ông phát lời nguyện: “Tôi muốn tái sinh trở lại cõi đời này 25 lần để truyền bá giáo lý đạo Phật”.

*** Tất cả các tư liệu trên chỉ có tính chất tham khảo được thuật lại từ các nguồn trang web Phật giáo ( phatgiao.org / thuvienhoasen.org/wikipedia/Phatgiaonguyenthuy/,,,) và đã được chọn lọc thông tin. Về mức độ thực hư so với lịch sử chỉ ở mức tương đối , nguyên là vì không có khái niệm kinh điển nguyên thủy, vì thời Đức Phật tại thế không có kinh điển và thời ấy tại Ấn Độ không có các nhà sử học , do đó lịch sử Phật giáo và lịch sử Ấn Độ không ít nhiều cũng đã có phần xuyên tạc. Các bạn đọc giả khi đọc và nghiên cứu cần phải cân nhắc thận trọng và kĩ lưỡng nguồn thông tin từ các tài liệu và lịch sử Phật giáo được truyền bá. Khuyến khích nếu là Phật tử, chỉ nên biết không nên chuyên sâu.