Là một con người thật
Tên thật của ngài là : Sidarta Gautama
Bộ tộc: Sakya ( Thích Ca )
Nơi sinh: vườn Lâm Tỳ Ni – Nepal
Ngày sinh: Cuối tháng 4 năm 623 TCN ( Lễ Phật Đản ) hoặc cụ thể ngày 8/4
Vị trí địa lí: Phía Bắc Ấn – gần biên giới Nepal
Sinh sống : Thành Ca Tỳ La Vệ ( một nước nhỏ trong vương quốc Kosala )
Cha: Vua Tịnh Phạn
Mẹ: Hoàng hậu Maya
Vợ: Công chúa Da du đà la
Con trai: La Hầu Ha
Xuât gia: năm 29 tuổi
Thành đạo : 35 tuổi,
Danh hiệu: Thích Ca Mâu Ni- Đức Bổn Sư, Như Lai
Niết bàn: Phật đi khắp nơi trong miền Bắc Ấn Độ thuyết pháp được 45 năm mới nhập
Niết Bàn ở tuổi 80.( Ngày Rằm tháng Hai vào năm 544 TCN )
Vị trí: Câu Thi Na ( Kushinagar )
Đức Phật sau khi nhập niết bàn, thi thể được hoả tang. Sau đó xá lợi được chia làm 8
phần thờ ở 8 nước như sau:
Hoàng hậu Maya (Māyādevī, ? – 563 TCN) là vợ của vua Tịnh Phạn, là mẹ ruột của Phật Thích Ca và là chị gái của Mahà Pajàpati (Mahāpajāpatī Gotamī, phiên âm: Ma-ha Ba-xà-ba-đề) – mẹ kế và cũng là tỳ kheo ni đầu tiên trong giáo đoàn của Phật Thích Ca.
Theo truyền thuyết trong đạo Phật thì hoàng hậu Maya rất vất vả mới đản sanh thái Tử Tất Đạt Đa tại Vườn Lâm Tỳ Ni – Nepal nhưng bà qua đời sau khi sinh ra Tất-đạt-đa Cồ-đàm được 7 ngày, . Vì vậy, người em gái của bà là Mahà Pajàpati (Ma-ha Ba-xà-ba-đề) đã kết hôn với vua Tịnh Phạn và nuôi con của chị.
Maya nghĩa là “tình yêu” trong tiếng Phạn. Trong tiếng Tây Tạng, bà được gọi là Gyutrulma và trong tiếng Nhật, bà được biết đến với tên Maya-fujin.
Mahàprajàpatì. Pàli: Mahàpajàpatì. Cũng gọi Ma ha bát lạt xà bát để, Ma ha ti da hòa đề. Gọi tắt: Ba xà ba đề, Ba đề phu nhân. Hán dịch: Đại ái đạo, Đại thắng sinh chủ, Đại sinh chủ, Đại thế chủ. Hoặc gọi: Ma ha pha la xà bát đề cù đàm di (Phạm:Mahàprajàpatì-gautamì, Pàli: Mahàpajàtì-gotamì). Hán dịch: Đại ái đạo cù đàm di, Cù đàm di đại ái. Gọi tắt: Cù đàm di. Là di mẫu của Thái tử Tất Đạt Đa, em gái của Hoàng hậu Ma Ha Ma Da, con của vua Thiện Giác thành Thiên Tí ở Ấn Độ cổ đại. Đức Thích Tôn sinh ra được 7 ngày thì mẹ Ngài là Ma Da phu nhân qua đời, Ngài được di mẫu thay thế nuôi nấng. Năm năm sau khi Đức Thích Tôn thành đạo thì vua Tịnh Phạn cũng mệnh chung, bà Đại Ái Đạo dẫn Da Du Đà La và 500 phụ nữ thuộc dòng họ Thích Ca đến xin Đức Thích Tôn được xuất gia và Đức Phật đã hứa khả. Đây là những vị Tỉ Khưu Ni đầu tiên trong giáo đoàn của Phật Giáo. Sau khi xuất gia, chính bà đã lãnh đạo các Tỉ Khưu Ni, trụ ở ni viện gần tinh xá, truyền giới Cụ túc cho nữ chúng, giúp đỡ Đức Phật rất nhiều trong việc hóa đạo. Về sau, vì không nỡ trông thấy Đức Phật nhập diệt, nên trước đó 3 tháng, bà ngồi kết già trong thành Tì Xá Li, vào Sơ thiền rồi dần dần vào đến Tứ thiền và xả bỏ thân mệnh.
Yasodharā ( Da Du Đà La ) là con của vua Suppabuddha (Thiện Giác) thủ lĩnh thị tộc Koliya và hoàng hậu Pamita, người thị tộc Shakya, em gái vua Suddhodana (vua Tịnh Phạn, thân phụ của thái tử Tất-đạt-đa). Koliya và Shakya là 2 thị tộc lớn của bộ tộc Ādicca hay Ikśvāku, do đó chỉ có người trong 2 thị tộc này mới có thể môn đăng hộ đối với nhau.
Yasodharā kết hôn với thái tử Tất Đạt Đa khi cả hai đều ở tuổi 16. Năm 29 tuổi, bà sinh đứa con duy nhất là La-hầu-la (năm 608 TCN). Vào ngày bà lâm bồn, thái tử Tất-đạt-đa rời bỏ cung điện để tầm đạo giải thoát.
Sau khi La-hầu-la (Rāhula) xuất gia, Yasodhara cũng gia nhập Tăng Ni đoàn, và đắc quả A-la-hán. Bà là một trong 500 phụ nữ cùng thọ giới Tỷ-khâu-ni theo bà Ma-ha-ba-xà-bà-đề (Mahapajapati Gotami). Bà Yasodhara nhập Niết-bàn năm 79 tuổi, 1 năm trước khi đức Phật nhập Niết-bàn.
Mahākassapa còn gọi là Đại Ca Diếp, là một trong 10 vị đại đệ tử của đức Phật, vị tổ được truyền trao pháp tạng đầu tiên từ đức Phật, thường được gọi là Tây Thiên Thủ Truyền Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả .Ông sanh ra trong một gia đình Bà La Môn, gần ngoại ô Thành Vương Xá. Sau khi đức Phật thành đạo được 3 năm, ông theo làm đệ tử Ngài, rồi 8 ngày sau thì chứng nhập cảnh địa A La Hán, là người không chấp trước số một trong hàng đệ tử Ngài. Ông có nhân cách thanh liêm, được Phật rất tin tưởng, từng được Ngài chia nữa tòa cho mà ngồi. Sau khi Phật diệt độ, ông trở thành người lãnh đạo giáo đoàn, tiến hành triệu tập Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần đầu tiên tại Thành Vương Xá. Về sau, ông truyền pháp lại cho Tôn giả A Nan. Tương truyền ông vào trong Kê Túc Sơn nhập định để chờ đức Phật Di Lặc xuất hiện.. Thiền Tông xem ông là người đầu tiên hành trì pháp môn không chấp trước, đặc biệt xem ông là Đầu Đà Đệ Nhất (Khổ Hạnh Số Một).
Śāriputra – một trong 10 vị đệ tử lớn của đức Phật, còn gọi là Xá Lợi Phất. Ngài Xá Lợi Phất sanh tại vùng Nalandagrama, con của Sarika và Tisya. Mẹ ông là con gái của một vị luận sư Bà La Môn ở Thành Vương Xá. Khi vừa mới sanh ra, con mắt ông giống như mắt con chim Xá Lợi, nên ông được đặt tên là Xá Lợi Phất .Từ nhỏ tướng mạo của Xá Lợi Phất đã đoan nghiêm; đến khi lớn lên, rèn luyện các kỹ năng, thông hiểu các bộ kinh Phệ Đà. Năm lên 16 tuổi, ông đã có thể hàng phục các luận nghị của người khác, mọi người đều quy phục ông. Thời niên thiếu, ông từng kết giao với Mục Kiền Liên ở làng bên cạnh, thường đến tham dự những buổi tế lễ ngoài Thành Vương Xá, thấy mọi người vui chơi hỗn tạp, chợt cảm ngộ lẽ vô thường, bèn cắt bỏ râu tóc, theo xuất gia học đạo với một trong 6 vị thầy ngoại đạo là San Xà Da Tỳ La Chi Tử, chỉ trong 7 ngày đêm mà có thể thông suốt toàn bộ giáo nghĩa của vị này, hội chúng có 250 người đều tôn kính ông là bậc thượng thủ, song Xá Lợi Phất vẫn thâm cảm được rằng mình chưa được giải thoát. Lúc bấy giờ, đức Phật thành đạo không được bao lâu, hiện đang trú tại Tinh Xá Trúc Lâm ở Thành Vương Xá. Xá Lợi Phất cùng với Mục Kiền Liên, mỗi người thống lãnh 250 đệ tử, cùng đến Tinh Xá Trúc Lâm quy y với đức Phật. Sau khi quy y với đức Phật, ông thường tùy tùng theo Ngài, giúp giáo hóa mọi người, là bậc thượng thủ trong đại chúng. Ông là người thông minh xuất chúng, được tôn xưng là Trí Tuệ Đệ Nhất .Ông nhập diệt trước đức Phật, sau 7 ngày thì làm lễ Trà Tỳ,y bát và di cốt của ông được an táng tại Kỳ Viên.
Ngài là con một gia đình Bà La Môn đanh tiếng. Ngài theo Tôn giả Xá Lợi Phất quy y Phật và sau 7 ngày đắc quả A La Hán, dưới sự hướng dẫn trực tiếp của Đức Phật trong Định, khi Ngài đang sống độc cư trong rừng. Ngài được Đức Phật khen và đại chúng công nhận là Thần thông bậc nhất. Ngài đã nhiều lần thi triển thần thông như phương tiện để giáo hóa cứu độ mọi người. Ngài cùng với Xá Lợi Phất điều hành và hướng dẫn Tăng chúng, cũng như độ cho nhiều người chứng đắc Thánh quả. về sau, Ngài bị phái Ni Kiền Tử hảm hại bằng cách lăn đá làm Ngài bị tử thương. Đức Phật xác nhận Ngài Mục Kiền Liên đã nhập Niết Bàn ngay tại chỗ thọ nạn, nơi Ngài bỏ thân tứ đại.
Trong tăng chúng Ngài nổi tiếng là bậc tu hành rất thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ, vì vậy được mọi người kính ngưỡng. Duy có một tật nhỏ là tật ưa ngủ gục mỗi khi ngồi nghe Phật thuyết pháp, từng bị Phật quở trách đôi ba phen. Từ đó Ngài lập hạnh “ không ngủ ” từ đầu hôm đến suốt sáng, từ tản sáng đến chiều đêm, Ngài ngồi mở to đôi mắt nhìn vào khoảng không, không chớp mắt, cho đến một hôm thì hai mắt xưng vù rồi bị mù loà. Chính đức Phật cầm tay chỉ dạy giúp Ngài may áo và dạy phương pháp tu định để khiến mắt sáng ra, Ngài thực hành một cách triệt để nên được sáng mắt trở lại và chứng được Thiên nhãn thông, bất quản xa gần, bất luận trong ngoài, mắt Ngài đều thấy suốt. Phật dùng chánh pháp phương tiện dạy cho Ngài thể nhập tánh thây viên dung, không lệ thuộc vào nhãn căn. Ngài chứng đắc pháp này và thấy ba cõi như một quả Amla được cầm trên tay, được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.
Theo truyền thuyết của kinh sách Đại thừa, lúc Ngài mới sanh, trong gia đình Ngài
toàn hiện ra những triệu chứng “ không ”. Các đồ vật trong nhà, từ kho lẫm, lu vãi…
mọi vật biến đâu mất cả, chỉ thuần tịnh một mùi hương chiên đàn và hào quang sáng
soi chấn động cả ba cõi, không thấy đâu là tường vách giới hạn. Hỏi về ý nghĩa điềm
lạ này thì được thầy tướng bảo rằng đó là điều cực lành. Rồi nhân vì điềm “ không ”
ấy, nên cha mẹ Ngài mới đặt tên cho Ngài là Tu Bồ Đề, nghĩa là Không Sanh. Lại cũng
có nghĩa là Thiện Cát ( tốt lành ) hay Thiện Hiện ( hiện điềm tốt )
Trong tăng chúng Ngài nổi tiếng là bậc tu hành rất thanh tịnh, không bao giờ bị nữ sắc cám dỗ, vì vậy được mọi người kính ngưỡng. Duy có một tật nhỏ là tật ưa ngủ gục mỗi khi ngồi nghe Phật thuyết pháp, từng bị Phật quở trách đôi ba phen. Từ đó Ngài lập hạnh “ không ngủ ” từ đầu hôm đến suốt sáng, từ tản sáng đến chiều đêm, Ngài ngồi mở to đôi mắt nhìn vào khoảng không, không chớp mắt, cho đến một hôm thì hai mắt xưng vù rồi bị mù loà. Chính đức Phật cầm tay chỉ dạy giúp Ngài may áo và dạy phương pháp tu định để khiến mắt sáng ra, Ngài thực hành một cách triệt để nên được sáng mắt trở lại và chứng được Thiên nhãn thông, bất quản xa gần, bất luận trong ngoài, mắt Ngài đều thấy suốt. Phật dùng chánh pháp phương tiện dạy cho Ngài thể nhập tánh thây viên dung, không lệ thuộc vào nhãn căn. Ngài chứng đắc pháp này và thấy ba cõi như một quả Amla được cầm trên tay, được Phật ấn chứng là Thiên nhãn đệ nhất.
Tôn giả Phú Lâu Na vốn được gọi là “Phú-lâu-na Di-đa-la-ni-tử”. Phú Lâu Na chỉ là tiếng gọi tắt. Danh hiệu Ngài dài như thế chính là biểu hiện cho Tôn giả khi thuyết pháp cũng trường mãn vô cùng. Danh xưng của Ngài được dịch sang tiếng Trung Hoa là “Mãn Từ Tử”. Đức Phật thường ngợi khen biện tài ngôn luận của Tôn giả trước đại chúng. “Các ông cũng nên xưng tán Phú-lâu-na. Ta thường khen ông ấy là bậc nhất trong hạng người thuyết pháp. Ông ấy thâm nhập biển Phật pháp hay làm lợi ích cho tất cả người đồng tu học đạo, trừ đức Phật ra, không ai có thể biện bác ngôn luận với ông
Ngài có biệt tài dùng lời nói rất đơn giản khiến những ai vấn nạn Ngài đều phải thần phục. Trong suốt cuộc đời hành hoá, nhờ tài nghị luận xảo diệu, Ngài đã cảm hoá được rất nhiều người, khiến họ tỉnh ngộ trở về với Tam bảo, sống một đời sống thanh thản an vui.
Ưu Ba Ly vốn thuộc giai cấp nô lệ Thủ Đà La, xuất thân làm nghề thợ cạo tóc, hầu hạ trong vương cung. Ngày Phật về thăm Ca Tỳ La lần đầu tiên và chấp thuận cho các vương tử xuất gia, Ưu Ba Ly tủi hổ cho phận mình sanh ra trong chốn hạ tiện, ở thế gian làm thân nô lệ đã đành, muốn lìa thế gian đi tu cũng không được phép. Ngài là người nô lệ đầu tiên được Phật cho xuất gia, thu nhận vào tăng đoàn. Xuất gia tu thiền sau một thời gian ngắn Ngài chứng quả A La Hán. Ngài được Đức Phật cho là đệ nhất Trì giới và được giao việc xử lý và tuyên luật.
Ngài là em họ Đức Phật, xuất gia khi Phật về thăm hoàng cung, Ngài là vị tỳ kheo đệ nhất về 5 phương diện: Đa văn, cảnh giác, sức khỏe đi bộ, lòng kiên trì và hầu hạ chu đáo. Được thánh chúng đề nghị làm thị giả Đức Phật khi Đức Phật được 56 tuổi. A Nan hoan hỷ chấp thuận với điều kiện : Thế Tôn từ chối 4 việc và chấp thuận 4 việc: Từ chối : không cho tôn giả y, đồ ăn, phồng ở riêng và mời ăn. Chấp thuận: Thế Tôn cho phép nếu Tôn giả đươc thí chủ mời đi thọ trai. Nếu có người từ xa đến xin ý kiến, Thế Tôn cho phép khi A Nan giới thiệu. Thế Tôn cho A Nan yết kiến khi Ngài gặp điều khó xử. Thế Tôn giảng lại những giáo lý cho ; Ngài, trong những lúc A Nan vắng mặt.
Ngài là con của Thái tử Tất Đạt Đa và công chúa Da Du Đà La. Khi về thăm quê lần đầu tiên, Phật phương tiện tìm cách đưa La Hầu La đi xuất gia và giao cho Xá Lợi Phất dạy bảo. Được Phật và Xá Lợi Phất từ mẫn giáo hoá, tập khí cương cường của giồng máu vương giả trong người La Hầu La mỗi ngày mỗi lạt phai và tánh tình lần lần trở nên ôn hoà nhu thuận. Ngài nghiêm trì giới luật, tinh tấn đạo tâm, quyết luyện mật hạnh. Sau một thời gian chăm chú luyện mật hạnh và từ câu nói đơn giản của Phật “ Hãy nhìn vào vạn tượng sum la kia, rồi nhìn lui vào tâm niệm và thân thể của mình, để xem có gì đứng yên một chỗ không ? Vô thường ! Vô thường tất cả ! Nên biết như thế và đừng để cho tâm chấp trước dính mắc vào đâu cả ”. Chiêm nghiệm lời Phật dạy, Ngài đã chứng được tận cùng của Mật hạnh và được Phật khen là Mật hạnh đệ nhất.
A-nhã Kiều-trần-như Añña là vị đệ tử xuất gia và chứng quả A-la-hán đầu tiên của đức
Phật, là thành viên đầu tiên của Tăng đoàn, có hạnh cao nhất. Ông cùng các anh em
của mình gọi là Năm anh em Kiều Trần Như ( Bạt Đề, Ma nam, Át Bệ, Thực Lực ) là
những người được đức Phật thuyết pháp đầu tiên trong sự kiện Chuyển pháp luân
của Phật giáo.Căn cứ vào các kinh điển Phật giáo, Kiều-trần-như được xác định sống
vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN ở khu vực tương ứng với Uttar Pradesh và Bihar, Ấn Độ
ngày nay. Ông xuất thân thuộc đẳng cấp Bà-la-môn. Sa môn Tất Đạt Đa và Kiều Trần
Như cùng bốn người bạn đồng tu đã từng có thời gian tu khổ hạnh 6 năm tại thị trấn
Uruvela. Nhưng vì không tìm được con đường giải thoát, Đức Phật đã rời đi. Sau khi
thành đạo, Đức Phật đi tìm lại bạn cũ, hóa độ cho 5 người bạn đồng tu cũng là những
vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật. Sau bài kinh Tứ Diệu Đế, Ngài Kiều Trần Như đắc quả
A – La – Hán , gọi là A Nhã Kiều Trần Như
Bimbisāra, còn gọi theo âm Hán-Việt là Tần-bà-sa-la hay Bình-sa vương (558 TCN – 491 TCN) là vua của vương quốc Magadha ( Ma Kiệt Đà ) từ năm 544 TCN tới khi qua đời và là một thành viên của vương tộc Haryanka. Ông lên ngôi năm 15 tuổi và gặp Phật Thích-ca Mâu-ni lần đầu tiên khi 25 tuổi. Tần-bà-sa-la là đệ tử đầu tiên của Phật Thích-ca trong hàng vua chúa, ông đã cúng dường cho Phật và Tăng đoàn ngôi tịnh xá Trúc Lâm gần thành Rājagḱha, thủ đô xứ Magadha.
Vua Pasenadi (Ba-tư-nặc) cai trị nước Kosala (Kiều-tát-la) rộng lớn, kinh đô là Savatthi (Xá-vệ), thuộc Ấn Độ xưa. Vua có người em gái là Videhi (Vi-đề-hi), vợ của vua Bimbisara (Tần-bà-sa-la) nước Magadha (Ma-kiệt-đà), và người cháu là Ajatasattu (A-xà-thế). Vua có người vợ chánh là Mallika (Mạt-lợi) xinh đẹp, đức hạnh, đạo tâm và rất kính tin Tam bảo. Chính bà đã khuyến khích vua Pasenadi đến với đức Phật. Sau lần đầu tiếp xúc với đức Phật, vua Pasenadi kính phục trí tuệ, đức hạnh và đã quy y Tam bảo. Từ khi trở thành Phật tử, vua thường đến tinh xá Jetavana (Kỳ Viên) thính pháp, hỏi đức Phật về các vấn đề đối nhân xử thế, quốc gia xã hội. Có thể nói trong các vị vua thời đức Phật, vua Pasenadi thân cận đức Phật nhiều nhất.
Ajatashatru là vua nước Magadha ( Ma Kiệt Đà ) – một vương quốc cổ ở phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Ông đã trị vì Magadha trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-ni và 22 năm kế tiếp (khoảng 491 – 461 trước Công nguyên). Ông là người giết hại vua cha Bimbisara (Tần-bà-sa-la) và cùng Đề-bà-đạt-đa (sa., pi. devadatta) định ám hại Đức Phật, nhưng không thành. Cuối cùng ông giác ngộ theo Phật và phụng sự Phật pháp. Dưới thời Ajatashatru, Magadha trở thành vương quốc cường thịnh nhất ở miền Bắc Ấn Độ. Tên Ajatashatru còn được dịch là “ Oán Thù Không Sinh “
Ashoka Đại Đế là vị vua thứ ba của vương triều Ma-gát-đa (vương triều Khổng Tước) thời Ấn Độ xưa, trị vì Ấn Độ từ năm 273 đến 232 trước CN. Là một trong những hoàng đế kiệt xuất trong lịch sử Ấn Độ, Ashoka đã toàn thắng trong loạt các cuộc chinh phạt và cai trị phần lớn vùng Nam Á, từ Afghanistan cho đến Bengal hiện nay và đi sâu đến miền Nam tận Mysore. Là một vị vua ủng hộ Phật giáo, nhưng khi mới lên ngôi, ông được mệnh danh là A Dục vương bạo ác, ông lập ra những khung hình phạt tàn ác giống như các cảnh mô tả trong địa ngục để hành hình tội nhân, và ông đặt tên cho các ngục ấy là địa ngục trần gian. Về sau ông hối hận, Quy y Tam Bảo và đã lập nhiều bia đá ghi lại những thánh tích trong cuộc đời Phật Thích-ca Mâu-ni. Theo truyền thống Phật giáo, tên tuổi của ông gắn liền với việc truyền bá Phật giáo. Ashoka đã quy y Tam bảo vào khoảng 263 TCN. Sau đó ông đã hoằng dương giáo pháp nhà Phật ra khắp châu Á, và thiết lập các di tích đánh dấu nhiều địa danh quan trọng trong cuộc đời truyền pháp của Phật Thích-ca Mâu-ni.
Hoàng đế Kanishka là vua của vương quốc Quý Sương ở Trung Á, là người Quý Sương thuộc tộc Nguyệt Chi. Ông đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Phật giáo Đại thừa, sau truyền bá sang Trung Quốc.Vô số truyền thuyết về ông nay còn được giữ gìn trong kho tàng truyền thuyết Phật giáo. Kinh sách Phật giáo ca ngợi ông, và đặt ông ngang hàng với những vị vua lớn khác của đạo Phật như A-dục vương. Kanishka đã khuyến khích cho nghệ thuật Hy Lạp – Phật giáo đạt đến tột đỉnh, tạo nên nền văn minh Gandhara.
Hoàng đế Kanishka có nét giống với A-dục vương, là xây dựng rất nhiều đền đài. Ông đã cho xây đại tháp Peshawar thờ xá lợi Phật,
Ông đã tổ chức kết tập kinh điển ở Jālandhar Kashmīrthat, Kashmir. Kết quả của lần kết tập này là sự hình thành của Phái Đại thừa Mahayana, tách rời khỏi phái Thượng tọa bộ Nikaya.
Triều đại ông được xem là một thời kì huy hoàng của Phật giáo. Đây là thời đại của những đại luận gia Phật giáo như Nagarjuna (Long Thụ), Asvaghosha (Mã Minh) và Vasumitra (Bà-tu Mật-đa: Thế Hữu). Người “cha đẻ của nền y học của Ấn Độ”, Charaka, là ngự y trong triều đình Kanishka
Cấp Cô Độc là một vị trưởng giả triệu phú ở kinh đô Xá Vệ của vương quốc Kiều Tát La, miền Bắc Ấn Độ. Ông trên thật là Tu Đạt (Sudatta), vì thường hay chu cấp giúp đỡ cho những kẻ khốn khó, cô đơn, danh tiếng vang lừng cả vương quốc, cho nên mọi người đã kính mến và tặng cho ông biệt hiệu là Cấp Cô Độc, có nghĩa là “người cứu giúp kẻ nghèo khó và cô độc”. Ông có vợ và bốn con, ba gái đầu và một trai út. Cả gia đình Cấp Cô Độc đều là những Phật tử thuần thành. Ông đã hiến tặng một khu vườn mua của Thái tử Kỳ-đà (Jeta; con vua Ba-tư-nặc xứ Kosala) cho giáo đoàn của Đức Phật. Trong khu vườn đó ông đã rải một lớp gồm 1,8 triệu miếng vàng. Cấp Cô Độc được biết đến là đệ tử hào phóng nhất của Đức Phật.
Lương y Jīvaka – Một vị thầy thuốc tài giỏi, giàu tâm đạo, thường xuyên ở gần Đức Phật để chăm lo sức khỏe Ngài, và trị bệnh cho chư Tăng.
Jīvaka là con trai của nàng Ambapali, một kỹ nữ trong thành Rājagaha. Khi mới chào đời, bị bỏ rơi trên một đống rác bên đường, nằm trong cái thùng. Hoàng tử, con vua Bimbisāra, tình cờ đi ngang qua phát hiện được đứa bé còn sống nên mang về nuôi.
Vì hài nhi “Còn sống” nên hoàng tử đặt tên là “Jīvaka”.
Lớn lên ông theo học nghề y với vị danh y Takkasilā hết bảy năm, và thành tài. Ông trở thành vị thầy thuốc giỏi, đặc biệt là khoa phẫu thuật. Sách ghi rằng ông đã hai lần thành công mỹ mãn cuộc giải phẫu cho một nhà triệu phú mắc bệnh nhức đầu kinh niên. Ông cũng từng được vua Bimbisāra cử đi đến xứ Ujjeni để trị bệnh cho vua Candappajjota, thành công.
Ông Jīvaka đã hiến khu rừng xoài của mình cho Đức Phật và chư Tăng, ông đã xây cất một tu viện nơi ấy vì thấy rằng Veḷuvana (Trúc Lâm) quá xa để ông đến chăm sóc sức khỏe của Tăng chúng.
Mỗi ngày ông đến viếng thăm Đức Phật hai lần và chăm sóc sức khỏe cho Ngài. Ông cũng nhiệt tâm lo chữa trị cho Tăng chúng bất cứ vị tỳ kheo bị bệnh đều được ông điều trị, không hề xao lãng với phận sự, mặc dù ông rất bận rộn với công việc xã hội. Ông Jīvaka được Đức Phật xác nhận là một cận sự nam được dân chúng kính mến nhất
Là một kỹ nữ danh tiếng bậc nhất, không những là kinh thành Vesāli mà còn lan xa nhiều quốc độ, Ampapālī có duyên lành gặp được đức Phật, được nghe một thời pháp rồi sau đó thu xếp đời mình trong nếp sống của một cận sự nữ thuần thành. Kỹ nữ Ampapālī đắc pháp nhãn trong thời pháp thứ hai của đức Phật, sau đó cô dâng cúng vườn xoài xinh đẹp đến ngài và Tăng chúng. Cô cũng đã bỏ ngân khoản lớn để sửa sang Ni viện cùng hộ độ tứ sự đến hội chúng Tăng Ni không mệt mỏi. Lúc nhân duyên đầy đủ, cô xuất gia và đắc quả A-la-hán.
*** Tất cả các tư liệu trên chỉ có tính chất tham khảo được thuật lại từ các nguồn trang web Phật giáo ( phatgiao.org / thuvienhoasen.org/wikipedia/Phatgiaonguyenthuy/,,,) và đã được chọn lọc thông tin. Về mức độ thực hư so với lịch sử chỉ ở mức tương đối , nguyên là vì không có khái niệm kinh điển nguyên thủy, vì thời Đức Phật tại thế không có kinh điển và thời ấy tại Ấn Độ không có các nhà sử học , do đó lịch sử Phật giáo và lịch sử Ấn Độ không ít nhiều cũng đã có phần xuyên tạc. Các bạn đọc giả khi đọc và nghiên cứu cần phải cân nhắc thận trọng và kĩ lưỡng nguồn thông tin từ các tài liệu và lịch sử Phật giáo được truyền bá. Khuyến khích nếu là Phật tử, chỉ nên biết không nên chuyên sâu.